Dự án BFCD do Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan tài trợ. Dự án được chia làm 2 giai đoạn gồm các nội dung sau: 

 I. Dự án DFCD (giai đoạn 1): Dự án Sản xuất giống Keo chất lượng cao, trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng keo có chứng chỉ FSC®

   - Địa điểm thực hiện: Các xã của 2 huyện Hiệp Đức và Tiên Phước thuộc tỉnh Quảng Nam.

   - Thời gian thực hiện: 11/9/2021 – 31/3/2022

   - Nhà tài trợ chính: WWF Hà Lan

   - Kết quả đạt được:

  • Đánh giá cấp chứng chỉ FSC® cho 2.002 ha rừng

  • Nâng cao năng lực cho người dân tham gia chứng chỉ rừng
  • Hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh:

+ Báo cáo thực tế sản xuất kinh doanh

+ Báo cáo cung ứng nhân lực

+ Báo cáo thị trường cung ứng gỗ

  • Ký kết các hợp đồng nguyên tắc

 II. Dự án DFCD (giai đoạn 2): Sản xuất giống cây keo công nghệ cao, trồng rừng và chế biến gỗ có chứng nhận FSC® 

    - Địa điểm thực hiện: Các xã của các huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My, Duy Xuyên và Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam. 

    - Thời gian thực hiện: 01/01/2023 – 31/3/2023

    - Nhà tài trợ chính: WWF Hà Lan 

    - Những nội dung và kết quả thực hiện được         

   1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ kỹ thuật làm chứng chỉ rừng với nhóm hộ 

   - Tổ chức các lớp tập huấn tăng cường thêm thành viên tham gia chứng chỉ để mở rộng diện tích trên bàn các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Bắc Trà My nhằm rà soát lại tổng diện tích rừng tham gia chứng để tiến hành đánh giá chứng chỉ rừng FSC® trong tháng 3.

   - Hoàn thành đóng 8 lỗi nhỏ để chuẩn bị công tác đóng lỗi trong quá trình triển khai đánh giá chứng chỉ rừng FSC.

  2. Đánh giá chứng chỉ rừng

   - Thuê đơn vị đánh giá duy trì diện tích 2,002 ha và đánh giá chính thức diện tích FSC mới với 3,600 ha (thực hiện 4,118.96 ha)

   - Đoàn đánh giá gồm các chuyên gia: Nguyễn Tú Anh, Tiến sĩ Ngô Trí Dũng, Tiến sĩ Souksakoun Kanya. Quá trình đánh giá gồm kiểm tra rà soát hồ sơ và đi hiện trường thực tế để kiểm tra thực trạng các lô rừng tham gia chứng chỉ rừng.

   - Ngày 24 & 25/02/2023 Đoàn Công tác WWF-Việt Nam và Chuyên gia quốc tế Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) đã có chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Lâm nghiệp Quảng Nam (QNAFOR) và Công ty Sâm Sâm để đánh giá tiềm năng hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để mở rộng phát triển doanh nghiệp, phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường địa phương.

  - Thành phần nhóm công tác: 

  Đại diện Đoàn DFCD Quốc tế 

+ Ông Stuart Belvis - Trưởng Chương trình Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) Châu Á

+ Ông Huib-Jan de Ruljter - Chuyên gia cao cấp ngân hàng Phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO)

+ Ông Aart Jan Mulder - Chuyên gia cao cấp ngân hàng Phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO)

+ Ông Marcel Corneils Auguste Dupuis - Cố vấn cao cấp tài chính Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) 

Phụ trách Đoàn công tác: Ông Tôn Thất Minh Khánh- Quản lý Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan                 

- Nội dung chi tiết về chuyến tham quan đã được công chiếu trên trang Kinh tế- đầu tư của đài truyền hình VTV8  https://vtv.vn/video/kinh-te-dau-tu-04-3-2023-607683.htm

- Mục tiêu của Dự án:Phấn đấu đến cuối năm 2023 tạo ra 3.600ha rừng trồng có chứng chỉ FSC, đưa vào quản lý và sử dụng phần mềm quản lý FSC trong việc quản lý rừng trồng, chuyển giao đầy đủ công nghệ nuôi cấy mô, doanh thu năm 2023 đạt 2,1 triệu euro và doanh thu cho giai đoạn 3.100 triệu euro, góp phần đảm bảo vòng đời các bon cho dự án, đảm bảo đa dạ sinh học, đảm bảo thu nhập cho người dân, đảm bảo bình đẳng giới trong khu vực….

- QNAFOR đã tiếp cận hiệu quả các nguồn tài chính từ các quỹ đầu tư để hiện thức hóa mục tiêu phát triền rừng bền vững; đảm bảo hệ sinh thái rừng được giữ nghiêm ngặt, nguồn tài nguyên thiên nhiên được khôi phục và phát triển; tác động tích cực về sinh kế, bình đẳng giới, bảo tồn đa dạng sinh học và khả năng hấp thụ các bon tại khu vực.

4. Thuê tư vấn triển khai việc Tham vấn cộng đồng và đào tạo FPIC tại cộng đồng nơi nhóm hộ sản xuất nhỏ tham gia chứng chỉ rừng FSC

 - Mục đích:     

  + Giúp cho người trồng rừng và các bên liên quan khác biết rõ về QNAFOR và những gì công ty đang làm trên thựa địa.     

  + Công ty QNAFOR nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan trong việc triển khai mọi hoạt động nhằm mục đích tránh những xung đột có thể xảy ra bằng việc Báo cáo kết quả đào tạo và các văn bản, biên bản thống nhất giữa các bên,…)

- Chuyên gia tư vấn: Tiến sĩ Ngô Tùng Đức - Trưởng khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế 

- Thông qua việc tổ chức Hội thảo và tập huấn về FPIC, người dân sẽ hiểu rõ cụ thể và đầy đủ về những gì công ty đã và đang làm việc trong suốt thời gian vừa qua; kết quả mong muốn cuối cùng là phía công ty nhận được sự đồng thuận khi thực hiện triển khai các dự án liên quan đến chứng chỉ rừng FSC ở các khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 

5. Thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ đánh giá các nội dung của Dự án

5.1  Tham vấn các nội dung triển khai Dự án 

- Để đáp ứng yêu cầu về các nội dung liên quan đến dự án, Phía Công ty QNAFOR đã hợp tác với Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung Đại học Nông Lâm Huế (CRD) để triển khai các nội dung một cách hiệu quả. Đánh giá các rào cản liên quan đến dự án/ kinh doanh lâm nghiệp gồm các nội dung:

  + Đánh giá cơ hội giới, hỗ trợ nghiên cứu đánh giá về chuẩn mực giới và rào cản liên quan đến dự án/ kinh doanh lâm nghiệp, bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng;

  + Đảm bảo ngân sách để thể hiện chính sạhs nhân quyền của QNAFOR và các quy định thẩm định;

  + Phân tích nguồn thu nhập của người rừng trồng rừng, đặc biệt 4 năm đầu sau khi trồng;

  + Đánh giá nhu cầu của người trồng rừng liên quan đến chi phí kéo dài rừng trồng từ 4 lên 8 năm hoặc lâu hơn; 

+ Phân tích lợi nhuận của trung tâm sản xuấ cây giống keo nuôi cấy mô.          

 5.2 Họp tham vấn với các nhóm hộ tham gia chứng chỉ rừng FSC 

Các nội dung đã triển khai bao gồm các chủ đề:

 + Chủ đề 1: các vấn đề về quyền con người.

  + Chủ đề 2: Hiểu biết các chính sách về quyền con người của QNAFOR

  + Chủ đề 3: Đề xuất về quyền con người

  + Chủ đề 4: Cơ chế khiếu nại giải trình trong thực hiện quyền con người

  + Chủ đề 5: Các giải pháp cải thiện cơ chế khiếu nại giải trình

  + Chủ đề 6: Giới thiệu ngắn gọn các vấn đề cơ bản về Giới

       + Chủ đề 7: Các quy định về Giới của công ty QNAFOR   

       + Chủ đề 8: Đề xuất cải thiện quy định về Giới                

6. Tổ chức nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của QNAFOR- Tháng 8/2023, Công ty QNAFOR đã tiến hành hợp tác với các chuyên gia từ Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ để tập huấn nhằm nâng cao năng lực làm chứng chỉ rừng FSC và tư vấn giao công nghệ sản xuất giống. Kết quả tập huấn nhằm đảm bảo đội ngũ nhân sự của Công ty nắm bắt các quy trình và kỹ thuật để triển khai và vận hành hiệu quả hệ thống chứng chỉ rừng FSC.

- Sau chương trình tập huấn, đội ngũ cán bộ kỹ thuật QNAFOR đã được Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn Đào tạo kỹ thuật sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và Khoá Tập huấn đánh giá tác động môi trường và xã hội, hiện trạng tài nguyên và hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trong thực hiện chứng chỉ rừng FSC.   

     Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 của dự án, DFCD sẽ cho Công ty vay vốn phát triển sản xuất. Cụ thể:

  • Tên Dự án : Sản xuất giống công nghệ cao, phát triển rừng gỗ lớn và chế biến gỗ có chứng chỉ rừng.

  • Thời gian thực hiện : 05 năm từ năm 2023
  • Địa bàn: Trên địa bàn các huyện: Tiên Phước, Hiệp Đức, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nông Sơn, Quế Sơn, Phú Ninh, Đại Lộc, Duy Xuyên
  • Tổng mức đầu tư của Dự án           : 15.260.017 EUR, trong đó :

               Vốn chủ sở hữu (40%)            :   6.104.007 EUR

           Vay từ DFCD (60%)               :   9.156.010 EUR

  • Các hạng mục đầu tư :

+ Xây dựng Trung tâm sản xuất giống với diện tích 13ha tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, với công suất 5 triệu cây/năm. Giá trị đầu tư : 852.515 EUR

+ Đầu tư tạo vùng nguyên liệu ổn định, bao gồm : 5 vườn ươm, với diện tích 5.000m2/vườn; 5 xưởng thu mua và chế biến gỗ; chứng chỉ rừng 10.000ha; hỗ trợ kỹ thuật lâm sinh, thiết bị khai thác. Giá trị đầu tư : 1.193.521 EUR

+ Nhà máy chế biến gỗ MDF : Giá trị đầu tư 2.983.802 EUR

+ Nhà máy sản xuất viên nén với công suất 100.000 tấn/năm, giá trị đầu tư: 5.967.604 EUR 

+ Điện mặt trời 2MW phục vụ cho hoạt động của hai Nhà máy. Giá trị đầu tư:1.705.030 EUR.

+ Vốn lưu động : 2.557.545 EUR

Hiệu quả của Dự án là rất khả thi. Giá trị hiện tại ròng của Dự án sau 5 năm là 2.823.736 EUR. Tỷ suất hoàn vốn 13% > Chi phí sử dụng vốn bình quân 8%. Thời gian hoàn vốn 4 năm 3 tháng.